Ngày 08 - 9/12/2023, Hiệp hội khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với VinenEcos tổ chức chương trình đào tạo “Nâng cao năng lực về khởi nghiệp cho đội ngũ xây dựng hệ sinh thái địa phương tỉnh Thái Nguyên”.
Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Nâng cao năng lực cho đội ngũ xây dựng hệ sinh thái địa phương (Ecosystem Builder) theo mô hình đào tạo, huấn luyện tập trung (Bootcamp)”thuộc Đề án 844 triển khai năm 2023, chương trình được tổ chức với mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xây dựng hệ sinh thái địa phương và các tỉnh thành phố.
Chương trình được tổ chức với mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xây dựng hệ sinh thái địa phương. Nội dung khóa đào tạo có 3 mô đun: Mô đun 1: Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Như: chuyên đề 1.1: Cập nhật thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới. Chuyên đề 1.2: Cập nhật thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam và một số tỉnh thành của Việt Nam. Chuyên đề 1.3: Xác định các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương. Chuyên đề 1.4: Tiêu chí và phương pháp đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Chuyên đề bổ trợ: trao đổi, thảo luận về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo địa phương. Mô đun 2: Thương mại hóa tài sản trí tuệ phục vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chuyên đề 2.1: Nhận dạng tài sản trí tuệ phục vụ khởi nghiệp ĐMST. Chuyên đề 2.2: Phương pháp, quy trình đánh giá tài sản trí tuệ có khả năng thương mại hóa ở địa phương phục vụ khởi nghiệp ĐMST. Chuyên đề 2.3: Các kỹ năng thương mại hóa tài sản trí tuệ phục vụ khởi nghiệp ĐMST. Chuyên đề bổ trợ: trao đổi, thảo luận về các loại giá tài sản trí tuệ có khả năng thương mại hóa ở địa phương phục vụ khởi nghiệp ĐMST.
Mô đun 3: Lập kế hoạch phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương. Chuyên đề 3.1: Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng tới Lập kế hoạch phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương. Chuyên đề 3.2: Các loại kế hoạch trong Lập kế hoạch phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương. Chuyên đề 3.2: Quy trình Lập kế hoạch phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương. Chuyên đề bổ trợ: trao đổi, thảo luận về Lập kế hoạch phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương.
Sau khoá học, các cán bộ có thể tự đánh giá hệ sinh thái ở địa phương mình, đủ kỹ năng và kiến thức để lập được kế hoạch hoạt động và xây dựng được mô hình hỗ trợ cụ thể cho các đối tượng khởi nghiệp tại địa phương. Đối tượng tham dự khoá đào tạo là đội ngũ xây dựng hệ sinh thái, các cán bộ viện nghiên cứu, trường đại học/cao đẳng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương.
Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Theo đánh giá của chuyên gia, thời gian qua, hoạt động đào tạo đã góp phần nâng cao năng lực, kết nối mạng lưới chuyên gia với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ các cán bộ địa phương trong việc tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo kịp thời.
Khởi nghiệp sáng tạo tăng trưởng mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 18/05/2016 giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Mục tiêu của Đề án 844 là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ các công ty khởi nghiệp. Cùng với hoạt động đào tạo, hỗ trợ, đề án chú trọng huấn luyện chuyên sâu cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Đến hết năm 2023, thông qua các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, đề án đã hỗ trợ cho hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo./.
Thu Trang - Thế Hào