Tháng 10/2023 vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội khởi nghiệp Quốc gia và Công ty Pailema cùng với các đơn vị truc thuộc Bộ KHCN phối hợp với các đối tác tổ chức Hội nghị “Kết nối tìm hiểu nhu cầu cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Nâng cao chất lượng Kết nối tìm hiểu nhu cầu cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển khoa học công nghệ. Hội nghị là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc khuôn khổ triển khai nhiệm vụ “Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST” thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025”. Hội nghị được tổ chức nhằm kết nối tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, doanh nghiệp KHCN, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ...
Tham dự Hội nghị có đại diện của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, doanh nghiệp KHCN, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu tại khu vực phía Bắc, các tổ chức dịch vụ SHTT.
Phát biểu tại Hội nghị, Ts Đinh Việt Hoà, Chủ tịch Hiệp hội Quốc gia cho biết, trên thế giới hiện nay 90% doanh nghiệp phát triển được quyết định bằng tài sản trí tuệ, cụ thể hơn là các quyền SHTT. Nếu muốn gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN thì con đường ngắn nhất là chú trọng phát triển tài sản trí tuệ.Qua đó cho thấy, các doanh nghiệp có sở hữu tài sản trí tuệ tạo ra doanh thu trung bình/người cao hơn 20% so với doanh nghiệp không sở hữu tài sản trí tuệ. Đối với doanh nghiệp có sở hữu tài sản trí tuệ, kết quả kinh doanh tăng 36% đối với sáng chế, 21% đối với nhãn hiệu, 32% đối với kiểu dáng công nghiệp.
Tại Hội nghị, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Nhằm thiết lập nhận thức mới cho lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam về xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển bền vững và sáng tạo, Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation – SVF) kết hợp cùng các đối tác tổ chức hội nghị về thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, quy tụ hàng trăm tập đoàn, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Hiện nay, phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu, là một yêu cầu bắt buộc đối với sự phát triển của đất nước, được lồng ghép trong nhiều quyết sách phát triển. Cùng với đó, chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2030 khẳng định khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong các khâu đột phá chiến lược quan trọng. Do đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn liền với việc thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cũng ngày càng được quan tâm và có những chuyển biến tích cực.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đại biểu tham dự đều cho rằng, đa số các doanh nghiệp Việt chưa chú trọng việc sử dụng, khai thác thông tin sở hữu công nghiệp (SHCN). Đặc biệt đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN; chưa nắm bắt được các giải pháp, đánh giá được công nghệ, thế mạnh để tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường, chưa biết sử dụng công cụ khai thác thông tin SHCN (IPPlatform, IPVietnam...).
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đã chia sẻ về các chủ đề: Thông tin SHCN đối với hoạt động khởi nghiệp ĐMST; Vai trò của SHTT và thông tin SHCN đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN; Đề xuất, khuyến nghị về việc sử dụng thông tin SHCN hiệu quả đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; Công cụ khai thác thông tin SHCN phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST; Bên cạnh đó các đại diện đến từ doanh nghiệp đã chia sẻ về: Thực trạng và nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN trong lĩnh vực tư vấn về SHTT (Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tại Vườn ươm, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
Chính vì vậy, việc áp dụng các phương pháp của mô hình kinh doanh bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, quản trị, tác động có thể giúp doanh nghiệp và tập đoàn đưa ra quyết định phù hợp về chiến lược cho tổ chức của mình. Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế, để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững./.
PV