Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực khởi nghiệp sáng tạo cho lãnh đạo doanh nghiệp SME cấp tỉnh trọng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt khi Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để tập trung phát triển cho khởi nghiệp đối với doanh nghiệp SME. Tháng 10 vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Đơn vị Pailema đã phối hợp đơn vị liên quan tổ chức đào tạo khóa học: Nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho lãnh đạo doanh nghiệp SME. Tham dự có hàng 100 học viên đến dự.
Căn cứ hợp đồng thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ nâng cao năng lực khu vực tư nhân trong đào tạo, ươm tạo, kết nối, gọi vốn, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với quốc tế”, đề án 844/NV03.PAILEMA.
Với mục tiêu tăng cường nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm thực chiến cho doanh nghiệp cũng như hội viên trong cuộc đua chuyển đổi số, đẩy mạnh việc sử dụng ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin, nâng cao năng lực khởi nghiệp sáng tạo cho lãnh đạo Sme. Công ty Cổ phần Paleima tổ chức khóa đào tạo “Nâng cao năng lực khởi nghiệp sáng tạo cho lãnh đạo doanh nghiệp SME”. Hội nghị: “Hội nghị kết nối khảo sát nhu cầu nhằm chuyển đổi mô hình kinh doanh SME kết nối starup trong một số lĩnh vực công nghệ”. Thuộc nhiệm vụ: “Hỗ trợ nâng cao năng lực khu vực tư nhân trong đào tạo, ươm tạo, kết nối, gọi vốn, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam với quốc tế”.
Hội nghị được tổ chức nhằm đào tạo, tìm hiểu nhu cầu và kỳ vọng của học viên về chương trình đào tạo cho nhóm/ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tuyển chọn, thu hút học viên là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ, nâng cao trình độ, năng lực doanh nghiệp; khuyến khích động viên doanh nghiệp tự nghiên cứu, học tập, nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra giám sát và thực hiện văn hóa doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp trong quản trị doanh nghiệp. Con người được xác định là tài sản quý giá nhất và mang yếu tố then chốt, vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của Công ty.
Do vậy, nhiệm vụ phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được ưu tiên triển khai theo định hướng không chỉ đơn thuần đào tạo mà còn phải chú trọng đến gắn kết, nâng cao năng lực, khả năng làm việc, cũng như tạo môi trường khích lệ học tập và phát triển đội ngũ doanh nghiệp.
Nội dung chi tiết của Hội thảo: Ts.Đinh Việt Hòa phát biểu khai mạc Hội thảo/hội nghị, giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình hội thảo/hội nghị. Xây dựng văn hoá đổi mới sáng tạo doanh nghiệp. Ts.Vũ Tiến Lộc chia sẻ về “Quản trị doanh nghiệp bằng văn hoá đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp”. Ts. Nhà báo Hoàng Anh Tuấn trình bày tham luận về “Một số tư duy cơ bản về khởi nghiệp và kỹ năng tìm, xây dựng ý tưởng khởi nghiệp”. Chuyên gia Lê Đình Thoại trình bày tham luận về “Đào tạo khởi nghiệp và phát triển khởi nghiệp là hơi thở của thế giới hiện đại”.
Ts. Đinh Việt Hòa chủ trì toạ đàm: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp từ quản trị doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp. Để có được đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp tương xứng với tiềm năng, sự đóng góp của doanh nghiệp nhiều chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lãnh đạo là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra, nội dung của hội nghị còn đề cập đến quá trình đánh giá khảo sát năng lực lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp SME cấp tỉnh, huyện cho thấy:
Thứ nhất, tất cả các nhóm năng lực lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp, huyện đều được đánh giá mức cơ bản đáp ứng yêu cầu trở lên. Công tác quản lý điều hành, quản trị nhân sự và quản trị bản thân đều được đánh giá cơ bản đã đáp ứng yêu cầu công việc, nhưng cần được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng. Thứ hai, các năng lực cụ thể trong từng nhóm năng lực lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp cấp tỉnh, huyện được đánh giá khác nhau. Các năng lực có điểm số đánh giá thấp hơn, là mức độ đáp ứng yêu cầu, nhưng cần tiếp tục được học tập, bồi dưỡng. Thứ ba, lãnh đạo doanh nghiệp cấp tỉnh, huyện mong muốn thường xuyên được học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ. Trong đó, các kiến thức được đề xuất đào tạo, bồi dưỡng nhiều nhất gồm kiến thức về luật pháp, chính sách có liên quan đến đầu tư; chiến lược, chính sách phát triển của địa phương. Thứ tư, nhiều yếu tố tác động tới năng lực lãnh đạo, quản lý của Doanh nghiệp, bao gồm các nhóm chính: yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, yếu tố cơ quan, môi trường làm việc, yếu tố xã hội…
Các nội dung cụ thể cần tập trung bồi dưỡng, bao gồm: Phát triển năng lực am hiểu địa phương, chú trọng kỹ năng nắm bắt, phân tích, đánh giá, vận dụng chiến lược, chính sách phát triển của địa phương. Phát triển năng lực quản lý, điều hành, tập trung kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định. Phát triển năng lực quản trị nhân sự, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ phù hợp với vị trí công việc. Phát triển năng lực quản trị bản thân, tập trung bồi dưỡng kỹ năng sử dụng tin học văn phòng và các thiết bị công nghệ phục vụ công việc. Xây dựng môi trường văn hóa của tổ chức doanh nghiệp./.
Thế Hào – Thoại Đình