Hoà chung không khí phấn khởi và tự hào của phụ nữ cả nước chào mừng 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2023), Chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyên Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) – VCCI, Chủ tịch sáng lập Mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN, Phó chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đã ghi dấu ấn không chỉ trong các hoạt động của doanh nhân nữ Asaian, mà còn thể hiện vai trò của phụ nữ thuộc cộng đồng khởi nghiệp Quốc gia Việt Nam khi tạo ra "ngôi nhà" chung, kết nối doanh nhân nữ trong khu vực ASEAN.
MC: Thưa bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, bà đánh giá như thế nào về vai trò của các nữ doanh nhân trong doanh nghiệp hiện nay?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh: Như các bạn biết là trong các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước và một cái môi trường pháp luật thuận lợi của pháp luật và của chính phủ thì doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được phát triển trong những năm gần đây, bình quân là mỗi năm tăng khoảng 10%. Thế mà con số hiện nay công bố theo master công bố vào tháng 3/2022 là 27,5%. Thế và phụ nữ đứng trong vai trò lãnh đạo của các doanh nghiệp chiếm 39%, đứng thứ ba trên thế giới. Khuôn khổ mẫu là 24 quốc gia, do Graeme Thomson lựa chọn. Phụ nữ của Việt Nam thì lại đứng trên top của 4 lĩnh vực, ví dụ như giám đốc tài chính trên 60%, giám đốc nhân sự 59%, giám đốc tiếp thị là 37% và giám đốc quản trị là 32%. Và cái clip vừa rồi thì chúng ta thấy là rõ ràng phụ nữ còn rất nhiều các rào cản để phát triển ở thời đại số. Tuy nhiên từ thời xa xưa chúng ta luôn thấy rằng phụ nữ luôn luôn tiên phong kể cả trong lĩnh vực công nghệ. Ví dụ như thời chúng tôi thì có chị Mai Thanh tập đoàn Gri trong lĩnh vực điện lạnh, và gần đây là máy bay chị Nguyễn Thị Phương Thảo, vừa rồi chúng ta cũng thấy một nhân viên trong Ulis Network của chúng tôi là chị Hoài Giang, và còn rất nhiều các doanh nhân nữ nữa đang tiên phong, chủ động, thay đổi, đặc biệt là thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trong toàn cầu hiện nay. Thế và rồi rõ ràng là doanh nghiệp nữ đã đóng góp rất nhiều trong vấn đề tăng trưởng và có những báo cáo nghiên cứu nói ra rằng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc là do phụ nữ kinh doanh, phụ nữ hộ gia đình đã đóng góp đến 30% thậm chí 40% GDP và đặc biệt ấn tượng là giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội
MC: Rõ ràng rất nhiều người hiện nay đã chứng tỏ được vai trò của mình trong công tác lãnh đạo của mình. Thế nhưng nhìn nhận hơn chúng ta cũng thấy được phụ nữ luôn có sự đổi mới, sự tự chủ và đặc biệt là các lãnh đạo nữ, thì không biết đối với sự đổi mới là và sự tự chủ này bà có cái nhìn thế nào về các lãnh đạo nữ thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh: Vì là lãnh đạo nữ thì thường là 1 người mẹ, cho nên luôn luôn quan tâm đến cuộc sống của gia đình và từ đó quan tâm luôn đến cộng đồng và khi học làm nhiều với cộng đồng, sáng kiến sẽ nảy sinh ra từ những cái hoạt động trong cộng đồng, vì thế họ rất là chủ động. Như các bạn thấy trong cái clip vừa rồi là một cái mong muốn của một doanh nhân nữ rất trẻ, rất mong muốn đưa sản phẩm mình ra quốc tế, bằng cách nào đây? Trong khi tất cả quá trình sản xuất đều làm bằng tay, vì là rau củ quả và các loại thực phẩm sấy khô và các bạn muốn làm bằng organic thì hiện nay là như vậy, nhưng các bạn thấy rằng trào lưu và xu hướng chuyển đổi số là tất yếu và các bạn đã áp dụng chuyển đổi số để áp dụng vào sản phẩm của mình đến với thế giới đến với cộng đồng và con số ngoạn mục là xuất khẩu không còn hàng để bán và đấy là một cái thành công mà tôi lấy từ clip của các bạn
MC: Nếu chúng ta có cái nhìn bao quát hơn thưa bà Minh thì những người phụ nữ của chúng ta phải chịu những cái khó khăn áp lực nào khác nữa đặc biệt là trước cái áp lực chuyển đổi số không ngừng như hiện nay?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh: Thật ra là có rất nhiều báo cáo nói về các rào cản của phụ nữ khi mà phát triển hoặc khởi nghiệp kinh doanh, gần đây nhất là cuốn sách trắng do Bộ kế hoạch đầu tư ban hành thì đầu tiên chúng tôi thấy là cái khó khăn lớn nhất là chúng ta đang thiếu một cái chính sách hỗ trợ và mang cái tính chất là đa biên giới, rõ ràng là luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, với sự nỗ lực của phòng thương mại Việt Nam, cá nhân tôi đã viết cái khuyến nghị chính sách, đã đưa 2 điều vào luật. Tuy nhiên về góc độ về giới, rõ ràng đấy mới đưa vào được 2 điều nhưng mà để thực hiện cái điều này dưới cái lăng kính giới thì chưa có cái chính sách. Mặc dù Việt Nam đã lồng ghép bình đẳng giới trong tất cả các văn bản pháp luật, nhưng rõ ràng là hiện nay chúng ta còn đang thiếu, thì đấy là cái đầu tiên về pháp luật. Còn nói về thực tế thì doanh nhân nữ còn đang rất khó khăn trong vấn đề tiếp cận tài chính bởi những cái sự khó khăn, ngặt nghèo trong sự thế chấp, nói về thế chấp thì chúng ta có rất nhiều buổi thời lượng lại không cho phép tôi nói. Thứ hai là lãi suất còn cao, thứ ba là các thủ tục, quy trình còn rất phức tạp đối với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tiếp cận được. Điều tiếp theo là phụ nữ làm chủ doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận các thông tin, và các gói hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đó cũng là cái rào cản bởi lẽ như anh Nam đã nói phụ nữ còn phải cân bằng cuộc sống gia đình và cuộc sống kinh doanh cho nên là thời gian chỉ có 24 tiếng so với nam giới nhưng công việc lại nặng hơn so với nam giới về công việc gia đình. Cho nên là thiếu các quỹ thời gian có thể tìm được các nguồn lực tiếp cận để có những cái mối quan hệ, một điều nữa cũng rất khó khăn đối với doanh nhân nữ là tiếp cận thị trường, cũng vì cái khó khăn về thời gian, các kênh thông tin, vấn đề mở rộng thị trường cũng là một cái thách thức đối với doanh nhân nữ. Và một cái điểm cuối cùng cũng vô cùng quan trọng đó là hiện nay doanh nhân nữ còn đang thiếu cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước chứ chưa nói là cung ứng toàn cầu, bởi lẽ rằng các công nghệ hiện nay như anh vừa nói tức là vẫn còn đang rất là sơ khai, và mặc dù ở đâu đó chúng ta thấy các doanh nhân nữ đã chủ động, đã đạt được một số vấn đề, mặt bằng chung thì công nghệ vẫn còn thấp và khả năng chuyển đổi số vẫn còn khiêm tốn, cho nên rất khó để trở thành các supcontract của các chuỗi, cho nên đấy là một cái rào cản mà rõ ràng khi các doanh nhân nữ kinh doanh theo chuỗi cần phải vượt qua những cái rào cản như vậy.
MC: Hiện nay rất nhiều ý kiến cho rằng trong cái thời đại luôn có sự thay đổi chuyển động như hiện nay có rất nhiều khó khăn mà chúng ta phải đối mặt và những khó khăn bị nhân lên do khung pháp lý chúng ta luôn thay đổi vì chưa mở cửa chưa thật sự hoà nhập hết, vậy thì liên quan đến điều này có những cái khó khăn nói chung và các doanh nghiệp có nữ đứng đầu?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh: Như chúng ta đã biết là hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng và hôi nhập toàn cầu tức là nó như một ngôi nhà, các bạn vừa thấy là fes vừa tăng lãi suất thôi ạ thì một đồng đô la tăng giá, và tất cả các quốc gia không riêng Việt Nam đều bị ảnh hưởng và vì chúng ta xuất khẩu nên chúng ta dùng đô la và khi đô la tăng thì chúng ta rất là vô cùng khó khăn nếu khi không làm chủ được dòng tiền như là bạn Trang nói và hiện nay vừa rồi do Covid nên chúng ta không những đứt gãy chuỗi cung ứng và chuỗi lao động thì chúng ta còn bị ảnh hưởng đến dòng tiền và cái khó khăn lớn nhất sau Covid đó là dòng tiền của các doanh nghiệp không chỉ là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ kể cả doanh nghiệp do nam làm chủ. Thế và bên cạnh đó nếu như chúng ta lại thêm vào chính sách thay đổi nữa thì các bạn biết rằng một chính sách thay đổi có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như chúng ta đang ưu tiên một lĩnh vục nào đó rồi sau đó chúng ta chuyển đổi cái ưu tiên thôi thì đó là một cái rất là một cái khó khăn rồi vì khi mà ưu tiên thì các doanh nghiệp nói chung trong đó các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ chuyển đổi xu hướng để nắm bắt được xu hướng chung theo chính sách ưu tiên thế sau đó chúng ta có thể thay đổi một chiến lược nào đó, một chính sách nào đó thì rõ ràng là ảnh hưởng rất lớn thậm chí là ảnh hưởng vô cùng lớn đối với doanh nghiệp, các nhà đầu tư ở quốc tế họ cũng nói rằng họ rất muốn đầu tư vào một đất nước có chính sách ổn định và một môi trường bình đẳng, thì đó chúng ta cần làm sao đó xây dựng được môi trường chính sách nhìn xa hơn và có thể ổn định lâu dài hơn để tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp cho phụ nữ làm chủ phát triển và được bình đẳng với các doanh nghiệp do nam làm chủ cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
MC: Chuyển đổi số cũng là một cơ hội vừa là một thách thức, vậy theo bà chúng ta phải tận dụng cơ hội thế nào đối với các doanh nghiệp có nữ làm chủ?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh: Thật ra thì doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ gặp rất nhiều thách thức như là anh Nam phó chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp nhỏ Việt Nam vừa mới trình bày, là giai đoạn đầu phụ nữ tham gia những cái doanh nghiệp nhỏ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực công nghệ rõ ràng là thấp hơn nhưng chúng ta cũng có một cái niềm tin đó là phụ nữ chúng ta chiếm khoảng 37% cao hơn mức trung bình so với thế giới là 25% đấy là báo cáo được công bố, và hiện nay các sinh viên trong trường đại học của chúng ta học trong lĩnh vực công nghệ là 41% sinh viên nữ thì đấy là một cái niềm tin cho khoa học công nghệ nói chung và chuyển đổi số nói riêng. Và khi chúng tôi doanh nhân nữ làm cái báo cáo cái nghiên cứu làm vào 3/2020 về cái mức độ chuyển đổi số do doanh nhân nữ làm chủ thì hỏi đến 99% chủ doanh nghiệp đều mong chuyển đổi số, thế nhưng trên thực tế chỉ có 18,5% đưa được cái chuyển đổi số vào doanh nghiệp và trên thực tế chỉ có 17,5% mới bắt đầu chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị và một số chuyên ngành quản lý kho vận và mới có 30% là quản trị nhân sự và quản lý tài chính họ áp dụng phần mềm rất là nhanh và đó là giai đoạn ban đầu và đến bây giờ thì khác hẳn. Ví dụ như vừa rồi chúng tôi có làm việc với một ngân hàng thì khi đào tạo về chuyển đổi số, hướng dẫn khách hàng, vay tiền trong chuyển đổi số, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý mạng. Thì đầu tiên các anh đưa ra những cái khó khăn và đề nghị chúng tôi tiếp tục giải quyết là khi chúng tôi học chuyển đổi số xong rồi, khi tất cả mọi việc như các kỹ năng mình đưa trên phần mềm, thì có một cái khó khăn đó là khi mà người nông dân người ta triển khai, người ta đến mua và sử dụng thì ví dụ như là thanh toán, không có một cái trung tâm nào mà nuôi trồng các thứ mà chấp nhận được cái thanh toán bằng số. Thế nhưng vừa rồi chúng tôi quay mình chậm lại ở thiết kế, tức là hiện nay từ nông dân đến bán hàng đã dùng QR code để thanh toán cho nên là cái sự tiếp cận của phụ nữ rất nhanh nhạy nếu chúng ta nói cho phụ nữ cái lợi ích tức thời của chuyển đổi số, tôi tin rằng kể cả những người nông dân hay chị bán hàng rong đều sử dụng chuyển đổi số, tôi có niềm tin như vậy.
Bên cạnh những cái niềm tin, phụ nữ còn rất nhiều rào cản trong chuyển đổi số, cái điều thứ nhất phụ nữ đang tập trung vào những điều cực nhỏ hoặc rất nhỏ, các quy trình chưa phải chuyên nghiệp chưa được bài bản, đó là cái khó khăn khi chúng ta tích hợp vào các phần mềm, các công cụ nền tảng chuyển đổi số, điều thứ 2 là để mà chuyển đổi được số, các doanh nhân nữ vẫn còn lúng túng không biết làm như thế nào phải bắt đầu từ đâu, lựa chọn giải pháp công nghệ nào, và hiện nay bùng nổ các phần mềm. Nhưng một trong những điểm quan trọng là các phần mềm không thích hợp với nhau khi tích hợp trong một doanh nghiệp đồng bộ. Bởi vì khi chúng ta mua một phần mềm kế toán xong lại mua phần mềm quản trị không tích hợp được với nhau, đó cũng là cái rào cả doanh nghiệp nữ làm chủ. Một điều nữa là nguồn lực chuyển đổi số, bởi phần mềm, các nền tảng không hề rẻ nên họ cũng cần tài chính. Một cái khó khăn nữa, muốn chuyển đổi số đến đâu thì chuyển dù cho AI hay bất cứ cái gì thì vẫn cần con người, con người điều hành vẫn là quan trọng, đặc biệt là trong lực lượng lao động do doanh nghiệp phụ nữ làm chủ còn rất hạn chế khi chúng tôi mua, ngay cả văn phòng chúng tôi cũng rất vất vả, chật vật để mà học để dùng được các phần mềm đó vì nó khá là phức tạp thì đó là cái khó khăn mà cần có những cái chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ chuyển đổi số, nhưng đúng với góc độ em Trang đề nghị tức là phải có yếu tố rõ ràng về giới ở đấy, tức là có cái đáp ứng giới nó thể hiện trong các chương trình, hiện nay có rất nhiều chương trình nhưng chương trình của chúng ta đang trung tính về giới, gọi là hỗ trợ doanh nghiệp. Tất cả các chương trình đều gọi là nam ưu tiên nữ, chứ chưa có cái concept, những cái hướng dẫn theo đúng chuyên gia giới gọi là chưa có yếu tố giới đáp ứng dự án. Thì đấy là chúng tôi rất muốn có những cái dự án đặc thù như vậy.
Thực mà nói thì chúng ta nếu mong muốn thúc đẩy phụ nữ kinh doanh, tham gia lĩnh vực kinh tế bằng cách khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp thì đúng là không chỉ tác động đến phụ nữ, phụ nữ thì đương nhiên chúng ta có thể truyền cảm hứng để tất cả các người dân có cơ hội khi có thể đều khởi nghiệp được thì đó là các chính sách của Đảng và Nhà nước đã có nhưng mà hoàn toàn đồng ý tôi với ý kiến của anh thì rõ ràng chúng ta cần cả hệ thống chính trị vào cuộc bao gồm tất cả các hoạch định chính sách thì sẽ lồng ghép bình đẳng giới trên các lăng kính giới trong các văn bản pháp luật có liên quan. Cái điều thứ 2 là chúng cũng cần phải có những chương trình bởi vì nếu chúng ta muốn thúc đẩy phụ nữ phát triển kinh doanh thì rõ ràng phải có chương trình đặc thù. Ví dụ như Israel học có một chương trình mà hỗ trợ bằng tài chính, bằng tiền ngân sách và rõ ràng con số phụ nữ khởi nghiệp nó hơn Brazil vượt lên hàng đầu trong năm 2021. Thì đó là những cái mà chúng ta đáng học tập người ta có một chương trình đồng bộ tổng thể và tất cả đều vào cuộc, một điều nữa rất quan trọng là các tổ chức hiệp hội nói chung và hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nói riêng nên đổi mới hoạt động mang tính chất thiết hơn, hỗ trợ thực sự cho phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp bằng cách mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chứ không phải rằng là chúng ta hiện nay đang rất nhiều hoạt động đã làm tốt nhưng mà họ đang làm tốt ở lĩnh vực kết nối giao thương, hội nghị và làm từ thiện cái đó rất tốt, tôi đánh giá rất cao nhưng nên chúng ta đổi mới hoạt động hỗ trợ cho họ lớn mạnh, khi doanh nghiệp phụ nữ lớn mạnh thì họ sẽ quay trở lại đáp ứng cho cộng đồng tức là bằng những hoạt động thiện nguyện và trách nhiệm xã hội với doanh nghiệp thì đó là một điều nữa và một điều vô cùng quan trọng trong cộng đồng là thái độ nhìn nhận về phụ nữ về doanh nghiệp phải thay đổi, ngay cả như chúng tôi ví dụ là phụ nữ đi đến không chỉ là Việt Nam mà cả thế giới mặc dù ngồi ở phòng VIP nhưng rất ít người ra bắt tay nhưng khi nào chúng tôi thể hiện được mình trên diễn đàng thì họ mới lên bắt tay thì cộng đồng cũng phải thay đổi cách nhìn, chúng ta đừng ấn tượng rằng: phụ nữ là doanh nghiệp là kém hoặc phụ nữ là doanh nghiệp là khó khăn, ai cũng khó khăn kể cả doanh nghiệp nam. Thì cộng đồng cũng phải thay đổi, thứ 2 là những công tác truyền thông hoặc công tác đưa ra những khẩu hiệu Đừng định kiến vai trò của phụ nữ cứ gắn kết những công việc mà phụ nữ phải làm. Ví dụ quảng cáo máy giặt thì phải có phụ nữ đứng bên cạnh chứ không phải là nam giới, tại sao nấu bếp ngon lại là người phụ nữ, đừng bao giờ mang những cái truyền thông như vậy để định kiến vai trò của phụ nữ là gắn kết với bếp và một điều vô cùng quan trọng nữa là hạt nhân của xã hội là gia đình rất mong những người chồng, những người con trai ủng hộ, hỗ trợ đồng hành cùng với mẹ, chị em gái trong gia đình, và chỉ có chúng ta vào cuộc thì cả một cộng đồng như vậy thì tôi tin tưởng rằng phụ nữ VN sẽ có những bước tiến ngoạn mục trong lĩnh vực kinh tế đóng góp rất lớn cho nền kinh tế đất nước mà thậm chí không phải kinh tế mà còn cho xã hội về giải quyết việc làm cho chính trị cho biển đảo
MC: Để truyền cảm hứng cho các người phụ nữ vững tay chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình, bà sẽ nói gì?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh: Được nhận giải thưởng này tôi cũng rất là vinh dự, nhưng cũng phải nói thật không phải khiêm tốn, trong suốt quá trình học của tôi, tôi là một người sinh ra từ một tỉnh rất nhỏ ở miền Bắc, học tiếng anh cũng là học trong nước cho nên là cái tiếng anh của tôi nó không phải là tốt lắm. Thế nhưng mà khi nhận được nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ trở về và nhìn lại thành quả tôi đã làm được tôi cũng không nghĩ tại sao tôi lại làm được. Bởi vì khi nhận nhiệm vụ tôi chỉ nghĩ đó là màu sắc của cờ Việt Nam, không còn là cá nhân tôi hay là VCCI bộ thương binh lao động xã hội, mà lúc đó chỉ quan tâm đến màu sắc Việt Nam cho nên là tôi đã nỗ lực và đạt giải thưởng như vậy, thế thì với những người phụ nữ giỏi giang như vậy, đặc biệt là thế hệ trẻ được sống trong chính sách cởi mở và hậu thuẫn của Đảng, Nhà nước, xã hội chắc chắn là sẽ hơn giai đoạn chúng tôi. Thứ hai nữa là các em được học bài bản hơn trong giai đoạn điều kiện của tôi, bằng cao nhất tôi đạt được cũng chỉ là bằng đại học thôi mà mình đã đạt được như vậy, thì tôi tin chị em Việt Nam có một trái tim nhiệt huyết và một tâm hồn cháy bỏng và một tinh thần trách nhiệm làm việc thì tôi tin các bạn sẽ đạt được những giải thưởng cao quý hơn những gì tôi đạt được và chắc chắn sẽ vững tay chèo vượt qua được những sóng gió, khó khăn như hiện nay./.
Nguyễn Khuyên – Trúc Vân