Doanh nghiêp muốn chuyển đổi số theo xu hướng thị trường, cá nhân muốn số hoá thông tin cá nhân, chính phủ muốn số hoá toàn bộ hoạt động tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, vậy công cuộc đó đang bắt đầu từ đâu, đến nay đã thực hiện đến đây? Đó là sự trăn trở của nữ doanh nhân Trương Vũ Hoài Thanh với khát vọng cầu nối số hoá thông tin cá nhân trên nền tảng số đến cộng đồng.
Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đã làm thay đổi thế giới
Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đã làm thay đổi thế giới, theo đó, chuyển đổi số là biểu hiện cơ bản nhất của quá trình trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Việt Nam đang ở giai đoạn bước đầu của phát triển và hội nhập mới và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, tập trung nguồn lực thực hiện.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm thay đổi thế giới. Bên cạnh đó, thế giới đang trải qua những thời khắc đặc biệt, tình hình diễn biến phức tạp, khó dự báo. Trước những thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng lần thứ tư, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đồng thời, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch như Nghị quyết số 50/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020, ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Xác định chuyển đổi số là “chìa khóa” để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Quyết định số 942/QĐ-TTg, ngày 15/6/2020, phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 411/QĐ-TTg, ngày 31/3/2022, phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu xây dựng công cuộc chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số. Một kỷ nguyên mới của công nghệ số, hội tụ công nghệ và hội tụ nội dung đã hình thành và đang phát triển mạnh mẽ. Hội tụ nội dung và hội tụ công nghệ được xem như là một chìa khóa để mở ra con đường mới cho sự phát triển hiện đại.
Nữ Ceo ứng dụng thành công nền tảng công nghệ
Năm 2018, nữ doanh nhân Trương Vũ Hoài Thanh ở Đà Nẵng quyết định mở công ty thứ 3, với quyết tâm ứng dụng đẩy mạnh công nghệ vào đời sống xã hội, do xu hướng mua sắm online phát triển. Ceo Vũ Hoài Thanh đã đầu tư vào nhiều nền tảng, 6 nền tảng trả dịch vụ 20tr tháng, cập nhập nhiều tính năng do mỗi nền tảng chồng chéo lên nhau, không đồng bộ và hiệu quả không cao. Vào 2019 được chị Lê Thúy Hằng, phó chủ tịch doanh nghiệp Việt Mỹ, giới thiệu nền tảng tự động AI Onpassive và từ đó Ceo Vũ Hoài Thanh đã trở thành đại sứ thương hiệu này.
Chị Thanh nhận thấy đây là giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp và muốn đưa sản phẩm Việt Nam ra thế giới, nhiều sản phẩm Viêt Nam rất tốt, nhưng không có cách giới thiệu, quảng bá sản phẩm đưa ra toàn cầu. Điều này thúc đẩy Ceo Vũ Hoài Thanh mong muốn phải là người chia sẽ giải pháp này đến 10K người và những đơn vị kinh doanh, doanh nghiêp. Vì đây là xu hướng tất yếu để tồn tại phát triển vươn tần thế giới, bắt buộc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Một vinh dự tự hào, ngày 29/7/2023, Ceo Vũ Hoài Thanh được chọn là nhà tài trợ cho Top 30 nữ lãnh đạo có ảnh hưởng toàn cầu bởi Nữ hoàng Hoa Hồng Bùi Thanh Hương sáng lập và tổ chức, đây là cộng đồng nữ Doanh nhân nữ 10k trên toàn cầu. Ngoài ra Ceo Vũ Hoài Thanh trở thành Phó Chủ tịch truyền thông Cộng đồng Hapywonmam và tham gia hoạt động thiện nguyện, xúc tiến thương mại để kết nối và trao giá trị cộng đồng.